Cơ cấu xe nâng tay thấp

xe nâng tay thấp

Cơ cấu xe nâng tay thấp

Nhìn chung thì cấu tạo xe nâng tay đơn giản hơn các loại xe nâng chạy máy rất nhiều. Cả xe nâng tay cao và xe nâng tay thấp đều có cùng các chi tiết cơ bản, thế nhưng đối với mỗi loại sẽ có các đặc điểm riêng phục vụ cho nhu cầu sử dụng.

Xe nâng tay thấp

Cấu tạo xe nâng tay thấp cũng tương tự như xe nâng tay cao, đều bao gồm các bộ phận chính như 2 càng nâng, tay lái, bánh xe và trụ thủy lực.

Cơ cấu xe nâng tay thấp
Cơ cấu xe nâng tay thấp

Càng nâng

Hai càng nâng của xe nâng tay thấp được làm từ thép chắc chắn và có khả năng chịu lực tốt. Độ dài của mỗi càng nâng trung bình rơi vào khoảng hơn 1m, thích hợp với những hàng hóa có trọng tải vừa.

Tay cầm điều khiển

Tay cầm điều khiển có thiết kế khá đơn giản phục vụ cho hai chức năng là điều hướng và kích lái. Ngoài ra, phần tay cầm còn được gắn thêm phanh bóp xả giúp cho người dùng dễ dàng điều khiển khi cần hạ càng.

Cơ cấu xe nâng tay thấp
Xe nâng tay thấp còn trang bị phanh bóp xả khá an toàn

Bánh xe

Không giống như xe nâng tay cao, loại xe này chỉ có 3 bánh, trong đó là 2 bánh tải ở phía trước và 1 bánh lái ở phía sau. Bánh lái thường có kích cỡ lớn hơn thuận tiện cho di chuyển, còn bánh tải ở đầu hai càng xe thì nhỏ hơn nhưng chịu được tải trọng lớn.

Trục thủy lực 

Trục thủy lực của xe được thiết kế đơn giản với chất liệu hợp kim nhôm. Bên trong chứa dầu thủy lực, phớt, gioăng,… có tác dụng tạo áp lực khi nâng hạ cần.

Hướng dẫn sử dụng xe nâng tay thấp

Sau khi đã biết được cấu tạo xe nâng tay, để có thể vận hành xe hiệu quả và an toàn, cần tìm hiểu hướng dẫn sử dụng cho từng loại xe nâng tay.

Xe nâng tay thấp

Trước hết bạn cần hiểu rõ cấu tạo xe nâng tay, xe nâng tay thấp có cách sử dụng đơn giản hơn xe nâng tay cao. Đây là dòng xe dễ vận hành, dễ thao tác nhất trong các loại xe nâng hạ, di chuyển hàng hóa hiện nay. Hướng dẫn sử dụng thiết bị như sau:

Bước 1: Di chuyển thiết bị đến khu vực hàng hóa cần bốc, xếp dỡ.

Bước 2: Khóa phanh sau đó kích nâng hệ thống piston thủy lực.

Bước 3: Tác dụng lực tay vào kích nâng để di chuyển hàng lên cao hoặc xuống thấp.

Bước 4: Sau khi đặt hàng vào vị trí, từ từ bóp phanh xả để hạn càng nâng.

Thông số kỹ thuật

Dưới đây là bảng thông số kỹ thuật cụ thể của hai loại xe nâng cho bạn tham khảo:

Thông sốXe nâng tay thấp
Tải trọng nâng2000kg, 2500kg, 3000kg, 3500kg
Kích thước càngCàng rộng: 74x100cmCàng hẹp: 330x100cm
Chiều cao nâng tối đa20cm
Chiều cao nâng tối thiểu8,5cm
Thời gian bảo hành18 – 24 tháng
Hãng sản xuấtMaihui, Niuli,..

Một số lưu ý khi vận hành xe nâng tay

Khi vận hành, cần lưu ý một số vấn đề sau để quá trình sử dụng xe đạt hiệu quả cao nhất và đảm bảo các yếu tố an toàn. Đồng thời đảm bảo tuổi thọ của xe và tiết kiệm chi phí bảo trì, bảo dưỡng, thay thế linh kiện.

Kiểm tra thông tin kỹ thuật xe nâng tay

Trước khi vận hành xe lần đầu tiên, người điều khiển cần kiểm tra thông số kỹ thuật. Những thông tin cần thiết sẽ được nhà sản xuất đính kèm theo sản phẩm. Đối với xe cũ, cần tham khảo tư vấn của người bán và các thông tin kèm theo.

Kiểm tra tình trạng xe nâng trước khi sử dụng

Thực hiện bước kiểm tra sau để biết được tình trạng vận hành của xe nâng trước khi sử dụng:

  • Kiểm tra bộ phần điều khiển, đảm bảo nhanh nhạy, hoạt động tốt.
  • Xem xét cấu tạo xe nâng tay hệ thống phanh xe, càng xe, tay đẩy và trục nâng để đảm bảo không xảy ra sự cố bất ngờ.
  • Bánh xe cần còn độ ma sát để quá trình vận hành được an toàn. Không sử dụng nếu phát hiện ra tình trạng mòn, nứt.Kiểm tra xe nâng trước khi sử dụng

Tiếp theo, thực hiện kiểm tra hành trình di chuyển để đảm bảo tính ổn định. Các yếu tố cần xem xét bao gồm:

  • Điều kiện địa hình có bằng phẳng, phù hợp với xe nâng tay hay không.
  • Loại bỏ vật cản, ổ gà, gạch đá và đảm bảo trên đường đi không có dầu nhớt, nước hay những vật gây trơn, trượt.
  • Hạn chế di chuyển lên dốc.

Đặt vấn đề an toàn lên hàng đầu

Khi vận hành xe nâng tay hay bất kỳ loại xe nâng nào khác, cần đặt yếu tố an toàn lên hàng đầu. Người điều khiển cần trang bị đầy đủ các vật dụng bảo hộ cần thiết như găng tay, ủng, khẩu trang và lưu ý một số vấn đề sau:

  • Không cho bất cứ ai lại gần vị trí trục nâng, tay nâng hay pallet khi đang vận hành.
  • Cẩn thận với những cạnh sắc nhọn trên khung xe, càng xe.
  • Hạn chế điều khiển xe bằng cách kéo hay đẩy. Hành động này sẽ gây đau lưng và cơ. Thay vào đó nên vận hành trong tư thế đứng thẳng, rốn lựa lên tay hoặc chân để tác động lên cần điều khiển bơm thủy lực.
  • Không đứng phía trước hay đặt vật cản phía trước khi xe đang xuống dốc.
  • Tăng tốc từ từ để đảm bảo an toàn, khả năng vận hành cũng như tuổi thọ thiết bị.
  • Chú ý các góc cua để di chuyển khéo léo, tránh vật cản, bờ tượng hay kiện hàng khác. Cấu tạo xe nâng tay chỉ cho phép cua ở tốc độ vừa phải tránh tác động của gia tốc làm xô lệch, rơi vỡ hàng hóa.

Kiểm tra sắp xếp hàng hóa trước khi chất lên xe nâng

Gia cố các kiện hàng chắc chắn trước khi đưa lên pallet và thực hiện thao tác nâng, hạ, di chuyển. Trong quá trình cố định kiện hàng, cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Càng xe cần được đặt ở vị trí cố định, điểm đặt đúng trọng tâm của tấm pallet để hàng được cân bằng.
  • Pallet và mặt sàn cần có khoảng cách tầm 3,4cm giúp việc luồn càng nâng được dễ dàng.
  • Buộc chặt kiện hàng bằng dây thừng, dây nilon, băng keo, dây cao su,…

Lưu ý đến xe nâng ngay cả khi không sử dụng

Khi không sử dụng, cần cất giữ xe nâng tay ở khu vực an toàn, khô ráo. Không để trẻ em đùa giỡn quanh khu vực để xe hay sử dụng sai mục đích và xảy ra những sự cố không mong muốn. Hạ càng xe xuống mức thấp nhất để không va chạm hay vướng vào những vật khác.

Trên đây là 5 lưu ý để quá trình sử dụng xe nâng tay được an toàn và đạt tuổi thọ cao.

Xe nâng đóng vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ sản xuất và vận chuyển. Hy vọng bài viết này có thể cung cấp thêm cho bạn một số thông tin về đặc điểm, cấu tạo xe nâng tay để giúp bạn chọn lựa mẫu xe phù hợp.