Bảo dưỡng xe nâng như thế nào ?

Bảo dưỡng xe nâng định kỳ là việc làm vô cùng quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hoạt động cũng như tuổi thọ của xe.

Xe nâng là thiết bị được dùng rất rộng rãi trong các công việc hiện nay. Với sự trợ giúp của xe nâng, quá trình nâng hạ di chuyển hàng hóa có khối lượng lớn trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Tầm quan trọng của xe nâng khiến người ta sử dụng nó với tần suất cao trong thời gian dài. Điều này làm xe dễ hư hỏng  tuổi thọ đi xuống nhanh chóng. Vậy phải làm thế nào để xe có thể luôn hoạt động ổn định, hoặc ít nhất là không xảy ra các hư hỏng đáng tiếc cũng như kéo dài được tuổi thọ?

Cách đơn giản nhất đó chính là bảo trì, bảo dưỡng xe nâng thường xuyên. Chỉ cần dành chút ít thời gian bảo dưỡng theo định kỳ là bạn đã giúp cho xe ít bị hỏng hóc hơn và kéo dài được tuổi thọ của xe.

Nếu bạn không nắm rõ về quá trình bảo dưỡng xe nâng, thì hãy liên hệ cho các chuyên gia trong lĩnh vực này để họ trợ giúp bạn một cách tốt nhất. Còn nếu bạn muốn tự bảo trì, bảo dưỡng thì hãy xem qua các hướng dẫn bên dưới, xenangbinhthuan.vn sẽ chỉ cho bạn cách bảo dưỡng xe nâng một cách cụ thể nhất.

BẢO DƯỠNG XE NÂNG ĐIỆN

Xe nâng điện là gì?

Xe nâng điện là dòng xe nâng sử dụng bình ắc quy để nâng hạ và di chuyển hàng hóa. Tùy vào chức năng, thiết kế mà xe nâng điện tiếng anh có thể được gọi với những cái tên như là Electric Pallet Truck, Electric Reach Truck hay Electric Forklift.

Quy trình bảo dưỡng xe nâng điện

Trước tiên, bạn phải đảm bảo xe đã ngừng hoạt động và không có bất kỳ nguồn điện nào đang được đưa vào trước khi bắt đầu thực hiện bảo trì, bảo dưỡng. Sau khi đã đảm bảo an toàn, hãy tiến hành kiểm tra theo thứ tự như sau:

– Kiểm tra hệ thống an toàn như phanh, đèn, còi xe, gương chiếu hậu. Đảm bảo chúng vẫn hoạt động ổn định

– Kiểm tra hệ thống chạy: Kiểm tra tất cả các bánh xe, tra dầu mỡ vào bánh và và các bộ phận chuyển động

– Kiểm tra hệ thống lái: motor trợ lực tay lái, ty và trục lái bánh xe. Vô mỡ cho bánh nhông, nhông xích.

Bảo dưỡng xe nâng

– Kiểm tra hệ thống thủy lực gồm: bơm ben, dầu ben, phốt ben, bộ điều khiển ben. Kiểm tra tình trạng của khung nâng, bạc đạn khung nâng, dây xích nâng. Nếu thiếu nhớt thủy lực thì bơm thêm. Trong trường hợp nhớt không thể dùng được nữa thì nên thay thế.

– Kiểm tra hệ thống điều khiển: Vệ sinh bo mạch điện, kiểm tra các socket, đầu nối dây điện, dây động lực. Nếu có hư hỏng thì nên thay thế.

– Kiểm tra dây điện hệ thống sạc, vệ sinh sạch sẽ bộ sạc.

– Kiểm tra bình ắc quy: Kiểm tra nồng độ axit, lượng axit, nhiệt độ của bình khi sạc. Thông thường, nhiệt độ bình khi sạc sẽ không quá 50 độ C.

Sau khi hoàn thành xong các công việc trên, bạn vệ sinh sạch sẽ lại chiếc xe nâng điện của mình. Dùng xăng hoặc các hoá chất để tẩy vết bẩn, vết rỉ sét.

BẢO DƯỠNG XE NÂNG DẦU

Xe nâng dầu là gì?

Xe nâng dầu thuộc dòng xe nâng động cơ. Đây là loại xe nâng mạnh mẽ nhất trong tất cả các loại xe nâng hiện nay. Các xe có tải trọng dưới 5 tấn thường được dùng ở các nhà máy, nhà kho. Còn loại 10 tấn trở lên thì chủ yếu được dùng ở cảng biển để bốc dỡ container.

Quy trình bảo dưỡng xe nâng dầu

– Kiểm tra những bộ phận có dấu hiệu trục trặc trong quá trình hoạt động

– Kiểm tra mực nhớt và chất lượng nhớt: Ngưng máy, hạ càng xuống trước khi kiểm tra. Mở nắp cabo, lấy thước thăm nhớt để đo. Nếu thiếu thì cần phải thêm nhớt.

– Kiểm tra xem có bị rò rỉ nhớt hay dầu thắng hay không.

– Kiểm tra bánh xe: Nếu bánh xe bạn sử dụng là vỏ hơi thì xem áp lực và tình trạng vỏ, cần bơm hơi nếu bánh xe thiếu hơi. Còn với vỏ đặc, bạn kiểm tra độ mòn gai, xem thử bánh xe có bị nứt bể hay không.

– Cần kiểm tra luôn cả đai ốc bắt bánh xe nâng xem thử có bị lỏng hay không để siết chặt lại.

– Kiểm tra tay lái để xem các bánh xe có di chuyển chính xác không. Quay tay lái theo hướng tròn và đảm bảo không bị rơ lỏng quá mức cho phép.

– Với thắng chân, bạn đạp bàn đạp hết sức, sau đó kiểm tra khoảng cách từ bàn đạp đến sàn xe.Phải đảm bảo bàn đạp khi mở mức hết cỡ không bị tuột sâu thêm nữa.

– Kiểm tra thắng tay: Bạn cho xe dừng trên mặt nghiêng dốc, sau đó dùng thắng tay. Nếu xe vẫn chạy thì cần phải sửa thắng tay ngay.

– Kiểm tra xem các dụng cụ đo, đồng hồ, đèn báo, bộ phận lọc gió, lọc nhớt có hoạt động ổn định hay không.

– Kiểm tra mức dầu thắng trong bình, đảm bảo dầu luôn nằm ở mức cho phép. Nằm ở mức thấp hơn thì cần phải thêm vào. Bạn cũng cần để ý nếu dầu bị hao hụt nhanh thì kiểm tra xem có bị rò rỉ dầu hay không. Ngoài ra, nếu thấy dầu đổi màu bạn cũng nên thay dầu mới.

Hàng tuần, bạn nên rửa xe, tra mỡ vào các vũ mỡ, làm mềm xích bằng nhớt, kiểm tra lại ốc vít trên xe để đảm bảo chiếc xe nâng dầu của bạn luôn ở trạng thái tốt nhất.

Việc bảo dưỡng xe nâng định kỳ là vô cùng quan trọng và cần thiết. Nếu bạn không có đủ chuyên môn hoặc thời gian để thực hiện theo các hướng dẫn bảo dưỡng xe nâng thì nên liên hệ với các đơn vị dịch vụ bảo dưỡng xe nâng hàng.

Tuy là đơn vị chuyên về kinh doanh xe nâng, nhưng xenangbinhthuan.vn cũng cung cấp dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng xe nâng. Nếu bạn đang có nhu cầu sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng xe thì hãy liên hệ với chúng tôi.