Khung nâng xe nâng

khung nâng xe nâng

I. Khung nâng xe nâng là gì ?

Xe nâng hàng là một công cụ quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp, đặc biệt là tại các công trường xây dựng, kho xưởng, bến cảng. Tuy nhiên, có nhiều loại và kiểu dáng xe nâng khác nhau, vậy làm thế nào để một doanh nghiệp có thể lựa chọn xe nâng phù hợp?

Một yếu tố quan trọng cần xem xét khi chọn một chiếc xe nâng cho địa điểm làm việc của bạn là khung nâng. Hôm nay, XENANGBINHTHUAN.VN sẽ giới thiệu đến bạn đọc về cách khung nâng vận hành, các loại khung nâng thông dụng và cách chọn khung nâng phù hợp với điều kiện vận hành.

Hiểu một cách đơn giản, KHUNG NÂNG (hay còn gọi là trụ nâng, cột nâng, thang nâng thẳng đứng), là bộ phận chính định hình nên xe nâng; là cấu trúc cơ khí ở phía trước của xe nâng, cho phép xe nâng hàng hóa lên độ cao cần thiết.

Khung nâng của xe nâng hàng lên bằng cách bơm dầu thủy lực vào các ty nâng (xylanh thủy lực) nằm ở 2 bên khung và hạ thấp bằng cách lợi dụng sức nặng của hàng hóa và bản thân khung nâng với càng nâng (trọng lực).

Khung nâng 2 tầng

II. Khung nâng xe nâng hoạt động thế nào?

Khung nâng có nhiều bộ phận hoạt động cùng nhau để nâng hạ.

Bản thân khung nâng được cấu thành bởi các lao (rail) lồng vào nhau, giúp cho khung nâng có thể nâng LÊN CAO.

Xích nâng (lift chain) được gắn vào bạc đạn đỡ và phần đầu cuối được cố định bởi chốt xích nâng (chain anchor) nằm trên giàn nâng (carriage), mà bản thân bạc đạn đỡ được gắn vào ty nâng (hydraulic cylinder).

Trong khi đó, ty nâng sẽ được cố định vào lao trong (inner rail). Ngoài ty nâng thì còn có ty nghiêng (tilt cylinder) ở 2 bên khung nâng, có chức năng NGHIÊNG khung về trước hoặc ra sau và giúp khung KHÔNG bị xoay khi nâng hàng.

Phần giàn nâng sẽ bao gồm càng nâng (fork) và giá đỡ (backrest). Phần giá đỡ sẽ được bắt vít vào giàn nâng, có chức năng GIỮ LẠI, không cho hàng hóa nghiêng về sau xe và có nguy cơ rơi đổ xuống xe. Phần càng nâng có nhiệm vụ xỏ vào và NHẤC HÀNG lên. Ngoài ra, tùy vào ngành hàng và công việc mà càng nâng sẽ được tháo ra và thay thế bởi các phụ kiện xe nâng.

Đối với xe nâng động cơ (dầu và xăng – gas) thì CHÍNH động cơ sẽ truyền lực cho motor bơm dầu, vì thế để tăng tốc độ nâng, ta có thể đạp ga xe mạnh hơn. Còn với xe nâng điện (cả đứng lái và ngồi lái), động cơ điện (motor) bơm dầu sẽ ĐỘC LẬP so với động cơ điện truyền động cho xe, vì thế khi gạt cần nhiều hay ít sẽ thay đổi tốc độ nâng hạ, hay nói cách khác là thay đổi tốc độ bơm dầu vào ty nâng.

Khi dầu được bơm vào sẽ đẩy ty nâng đi lên, mà ty nâng sẽ đồng thời đẩy tiếp lao trong và bạc đạn đỡ cùng với xích nâng lên, cùng với đó xích nâng sẽ kéo cả giàn nâng đi lên. Để lao trong đi lên đúng chiều thì sẽ cần tới rãnh của lao ngoài (outer rail) và bạc đạn khung nâng để chạy thẳng đứng lên trên.

Đối với xe nâng mà khung nâng có chức năng FULL FREE (tạm dịch: nâng hết chiều cao tự do) thì sẽ có thêm ty GIỮA khung nâng để kéo giàn nâng lên hết chiều cao của lao trong cùng, sau đó ty 2 BÊN mới bắt đầu được bơm dầu để kéo các lao còn lại đi lên.

III. Cân nhắc khi chọn khung nâng xe nâng

1. Full free

Như đã đề cập phía trên, chức năng full free là khả năng nâng giàn nâng mà KHÔNG làm thay đổi chiều cao khung nâng (không nâng lao). Chức năng này đặc biệt hữu ích khi cần vận hành xe nâng ở những không gian chật hẹp, hay cụ thể hơn là chiều cao làm việc bị giới hạn, ví dụ như bên trong thùng xe tải, container, trần nhà kho xưởng thấp hơn bên ngoài,…

Lưu ý: để xe nâng có khả năng chui công thì khung nâng xe nâng vừa phải có chức năng full free và chiều cao của cả khung nâng xe nâng (đã hạ thấp) và bản thân xe (tính cả phần khung bảo vệ người lái – overhead guard) cũng phải THẤP HƠN chiều cao của thùng xe.

2. Chiều cao tối thiểu

Một yếu tố khác ảnh hưởng đến việc lựa chọn khung nâng là chiều cao TỐI THIỂU, còn được gọi là chiều cao thu gọn. Chiều cao tối thiểu là khoảng cách từ mặt sàn đến đỉnh khung nâng xe nâng khi khung nâng được hạ xuống THẤP NHẤT.

Chiều cao tối thiểu cần phải được đặc biệt chú ý nếu xe nâng di chuyển qua các không gian hạn chế như cửa ra vào.

3. Chiều cao tối đa

Trái ngược với chiều cao tối thiểu là Chiều cao tối đa là khoảng cách từ mặt sàn đến chiều cao của cả giá đở khi được nâng lên hết cỡ.

4. Chiều cao nâng hàng

Chiều cao nâng hàng không giống với chiều cao tối đa vì chiều cao nâng được đo từ mặt sàn đến lưỡi càng nâng khi được nâng cao nhất, không phải đỉnh khung nâng xe nâng hay giá đỡ. Thông thường, chiều cao nâng hàng nên cao hơn 30 – 40 cm so với chiều cao cần thiết để xe nâng có không gian thoáng và dễ xoay

IV. Các loại khung nâng xe nâng

khung nâng 3 tầng
  • Khung nâng 1 tầng
  • Khung nâng 2 tầng
  • Khung nâng 3 tầng
  • khung nâng 4 tầng

Hi vọng bài viết trên, VCF có thể giải đáp những thắc mắc của bạn đọc liên quan đến khung nâng xe nâng và lựa chọn phù hợp nhất.