6 vấn đề thường gặp ở bình ắc quy xe nâng. Nguyên nhân và cách khắc phục sửa chữa bình ắc quy xe nâng!
Bình ắc quy là bộ phận chính yếu cung cấp năng lượng cho xe nâng điện hoạt động. Nên đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với xe. Tuy nhiên cũng như bất kỳ một thiết bị nào khác của xe nâng, bình ắc quy theo thời gian sử dụng cũng sẽ bị hư hao. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự cố hư hỏng của bình, có thể là do nguyên nhân vật thể hao mòn theo thời gian sử dụng. Cũng có thể là do chúng ta sử dụng bình chưa đúng cách dẫn đến tuổi thọ của bình bị giảm đi.
Tựu chung thì khi bình gặp sự cố, điều chúng ta cần làm là biết rõ nguyên nhân dẫn đến sự cố để tìm hướng khắc phục. Nhanh chóng đưa bình điện và xe nâng điện hoạt động mạnh mẽ trở lại. Trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn 6 sự cố mà các bạn thường gặp nhất khi sử dụng bình ắc quy cho xe nâng điện, nguyên nhân của sự cố và hướng xử lý chúng. Đây là những kinh nghiệm chúng tôi đã đúc kết sau hơn 13 năm gắn bó với công việc sửa chữa xe nâng điện.
Hi vọng bài viết của chúng tôi sẽ mang đến những thông tin hữu ích thiết thực cho bạn. Mời bạn cùng theo dõi bài viết của chúng tôi nhé!
Các bài viết liên quan: NHỮNG ĐIỀU NÊN VÀ KHÔNG NÊN LÀM ĐỂ GIA TĂNG TUỔI THỌ BÌNH ĐIỆN;
Bình điện xe nâng tại Bình Dương; Ắc quy LIFTTOP 48V-400Ah
1. Bình ắc quy mau cạn nước:
Nước ở đây chính là nước cất trong bình đó bạn! Thông thường thì trong quá trình sử dụng lượng nước cất trong bình sẽ từ từ bị cạn đi. Bạn cần phải châm thêm nước cất mới để đảm bảo khả năng thu phóng điện của bình. Nhưng nếu bạn để ý thấy lượng nước cất trong bình nhanh chóng cạn hơn bình thường thì có thể bình ắc quy của bạn đã có chút vấn đề rồi đó. Nếu lượng nước cất trong bình bị giảm xuống dưới mực quy định mà bạn không để ý châm thêm sẽ làm ắc quy mất đi khả năng tích điện. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến tuổi thọ của bình.
- Nguyên nhân: là do bạn sử dụng nước cất không phù hợp với bình ắc quy.
- Hướng xử lý: sử dụng loại nước cất phù hợp với bình ắc quy xe nâng điện.
Nước cất phù hợp để sử dụng cho bình ắc quy xe nâng điện là loại nước cất 0% axit có các hợp chất làm mát các tấm bản cực của bình. Bạn nên sử dụng các loại nước cất chuyên dụng cho bình ắc quy xe nâng của các thương hiệu uy tín như Fuji chẳng hạn.
2. Bình ắc quy bị nóng khi sạc:
- Nguyên nhân: có hai nguyên nhân dẫn đến việc bình ắc quy bị nóng khi sạc. Một là sử dụng bộ sạc không phù hợp, hai là dòng sạc qua cao.
- Hướng xử lý:
+Bạn nên chọn bộ sạc tương thích với bình ắc quy:
Mỗi bình ắc quy sẽ có bộ sạc tương thích để đảm bảo phù hợp và không gây hại cho bình. Các thông số thường sẽ được ghi rõ và cụ thể trên bộ sạc cũng như trên bình ắc quy xe nâng. Nếu bạn chọn máy sạc có công suất nhỏ hơn bình ắc quy, bạn sẽ mất một thời gian khá lâu để sạc điện đầy bình. Thông thường thời gian để máy sạc nạp đầy năng lượng cho bình điện là từ 8 giờ đến 9 giờ.
Hoặc cũng có thể máy sạc không đủ năng suất để nạp đầy năng lượng cho bình. Còn nếu bạn chọn loại bộ sạc có công suất lớn hơn bình thì điện sẽ nhanh chóng được nạp đầy vào bình sớm hơn quy định. Có thể là từ 5 giờ đến 6 giờ, có khả năng sẽ làm bình điện nóng và sôi trong quá trình sạc do tiến trình được đẩy quá nhanh.
Mời bạn xem thêm bài viết về bộ sạc bình điện xe nâng tại Alo xe nâng nhé !
+ Nên dùng bộ sạc tự động:
Vì thời gian sạc để ắc quy nạp đầy dung lượng là khá lâu, từ 8 giờ đến 12 giờ tùy vào dung lượng bình trước khi sạc. Thường thì bạn sẽ sạc bình qua đêm, để sáng hôm sau bình có đủ năng lượng làm việc. Vì thế mà bạn sẽ không thể canh giờ để tắt máy khi bình đầy, và thật ra bạn cũng rất khó xác định được ắc quy đã thực sự đầy hay chưa nếu không có kinh nghiệm chuyên sâu.
Nếu bình đã sạc đầy mà không được ngắt điện thì lượng điện năng đi vào sẽ không được bình tích thêm được nữa và trở thành năng lượng dư thừa. Lượng điện năng dư thừa này sẽ được giải phóng dưới dạng nhiệt làm cho bình nóng lên. Do đó mà bộ sạc tự động dường như là yêu cầu bắt buộc cho bình điện xe nâng.
+Dòng sạc không nên quá cao, phải phù hợp với dung lượng bình:
Dòng sạc tiêu chuẩn cho bình ắc quy tối thiểu là 10% và tối đa là 16% so với dung lượng của bình.Vì thế bạn nên sạc bình ngay khi điện dung trong bình còn ở mức bằng hoặc dưới 20%. Không nên để bình cạn kiệt năng lượng rồi mới sạc.
3.Bình ắc quy sạc đầy nhanh chóng nhưng chỉ sau một thời gian ngắn là hết điện:
- Nguyên nhân: là do bình ắc quy bị chai, khả năng tích điện bị kém đi nên thời gian sạc đầy diễn ra nhanh chóng. Nhưng tín hiệu báo đầy này chỉ là báo ảo, thực ra dung lượng điện trong bình chưa đủ. Và do không đủ điện năng trong bình nên chỉ một thời gian ngăn sau khi sử dụng là bình lại hết điện.
- Cách xử lý:
Để tránh trường hợp bình ắc quy xe nâng bị chai, bạn nên sạc bình đúng cách:
+Nên sạc bình khi dung lượng trong bình còn ở mức bằng hoặc dưới 20%. Không nên để dung lượng bình đến mức cạn kiệt mới sạc bình.
+Không nên sạc lắc nhắc. Nên sạc đến khi đủ điện rồi mới ngưng sạc.
Trường hợp bình ắc quy đã bị chai thì bạn nên cho phục hồi lại bình.
+Phục hồi bình ắc quy khi bị chai điện.
4.Điện áp các ngăn của bình ắc quy không đều nhau hoặc tụt sâu (chết hộc lẻ):
Bình ắc quy xe nâng sau một thời gian sử dụng, khi kiểm tra thì phát hiện điện áp trong các ngăn của bình có sự chênh lệch nhau khá lớn. Có những ngăn điện áp tụt sâu đến mức bằng hoặc dưới 1.70V/2V khi có tải. Đây là mức điện áp rất thấp, không thể duy trì mà cần phải được thay thế.
- Nguyên nhân: là do ảnh hưởng từ việc sử dụng nước cất không phù hợp khiến bình bị cạn nước nhanh chóng. Và sử dụng bộ sạc không tương thích và không có chế độ ngắt tự động sau khi sạc đầy.
- Xử lý: sử dụng bộ sạc có chế độ sạc cân bằng để đưa điện áp các ngăn trở lại mức đồng đều nhau như ban đầu.
5.Mặt ngăn acquy bị biến dạng, nắp nhựa bị phồng:
- Nguyên nhân: do nhiệt độ bình ắc quy bị tăng quá cao trong quá trình sạc hoặc sử dụng. Khi tình trạng nhiệt độ của bình tăng lên mức trên 50 độ C thường xuyên sẽ làm các tấm bản cực bị vỡ. Hạt chì từ các mảnh vỡ rơi xuống đáy bình tạo thành khối kết nối hai lá cực dương và âm của bình. Gây ra hiện tượng chập điện làm mặt ngăn bình ắc quy bị biến dạng và nắp nhựa bị phồng rộp.
- Hướng xử lý:
+Nên sử dụng nước cất phù hợp để tránh tình trạng bình mau cạn nước hoặc cạn hết nước mà không phát hiện kịp.
+Sử dụng bộ sạc thông minh tương thích với điện áp của bình để bình được nạp đầy đủ điện và tự ngắt khi đầy điện.
6.Vỏ khây sắt + cầu nối liên kết các ngăn + đầu nối dây bị axit hóa:
- Nguyên nhân: là do trong quá trình châm nước cất bạn đã làm nước tràn ra mặt bình mà không lau sạch sau đó. Hoặc do bình được châm nước quá đầy, trong quá trình chạy xe bị rung lắc làm nước tràn ra ngoài. Việc nước trong bình tràn ra ngoài, lượng axit trong nước sẽ làm ăn mòn các khay sắt, cầu nối liên kết các ngăn và đầu nối dây.
- Hướng xử lý:
+Đảm bảo lượng nước trong bình luôn ở mức quy định.
+Chỉ châm nước cất đến đúng mức quy định, không châm quá đầy.
+Nên thường xuyên lau sạch bề mặt bình.
Trên đây là 6 vấn đề thường gặp khi bạn sử dụng bình ắc quy xe nâng hàng cùng hướng xử lý khi gặp vấn đề. Nếu bạn gặp bất kỳ khó khăn nào xảy ra với bình điện xe nâng của mình, hãy liên hệ với chúng tôi nhé!