Các loại bánh xe nâng tay

bánh xe nâng tay

Xe nâng là thiết bị cần thiết cho hầu hết các cơ sở sản xuất và kho bãi. Sử dụng lâu ngày dễ dẫn đến tình trạng hư hỏng, xuống cấp, nhất là bánh xe di chuyển. Các nhà sản xuất thường lựa chọn loại bánh xe nâng tay cao su phù hợp với thiết kế và tải trọng xe nâng. Nếu người dùng muốn thay thế thì trước tiên cần hiểu rõ về các loại bánh xe này.

Cac Loai Banh Xe Nang Tay Cao Su (2)

Tầm quan trọng của bánh xe nâng tay cao su

Bánh xe nâng là một trong những bộ phận quan trọng nhất của xe nâng. Nó giúp xe nâng di chuyển – là chức năng chính các thiết bị nâng. Nếu các xe nâng này sử dụng loại bánh xe kém chất lượng sẽ dễ dẫn đến tình trạng xóc nảy khi di chuyển, thậm chí gây nguy hiểm nếu bánh bị hư hoặc rơi ra trên đường. Thông thường các bánh xe này có cấu tạo riêng biệt để dễ dàng hơn che việc chịu lực và di chuyển với trọng lượng nặng. Những loại cải tiến hơn còn hạn chế tiếng ồn khi đẩy hay kéo làm cho việc sử dụng trơn tru hơn rất nhiều.

Khi sản xuất, người ta đã nghiên cứu và lựa chọn ra loại bánh xe thích hợp nhất với từng loại, từng model xe. Vì vậy nếu muốn thay thế bạn cần lựa chọn bánh xe có cấu tạo giống hoặc tương tự để đảm bảo chất lượng.

Các loại bánh xe nâng tay phổ biến

Bánh xe PU

Đây là loại bánh xe phổ biến được nhiều nhà sản xuất lựa chọn cho sản phẩm của mình. Không chỉ sử dụng cho xe nâng tay mà các thiết bị di chuyển khác cũng sử dụng bánh xe PU

Bánh xe nâng tay PU có vỏ ngoài làm bằng Polyurethane ( PU ) được ép phun gắn chặt với lõi nhựa, nhôm hoặc gang. Chúng có đặc tính bền bỉ, khả năng chịu lực cao, có thể vận chuyển những loại hàng hóa nặng lên đến hàng tấn mà vẫn không hề hấn gì. Loại bánh xe nâng này di chuyển êm ái, nhẹ nhàng. Hơn thế nữa nó còn không làm hư hỏng lớp nền, mặt sàn như bánh xe kim loại. Tuy nhiên, loại bánh xe nâng tay cao su này chỉ thích hợp ở những đường đi bằng phẳng, trơn láng. Bởi nếu di chuyển trên đường nhấp nhô, có các vật cản nhỏ, … rất dễ khiến cho lớp PU này bị rách.

Cac Loai Banh Xe Nang Tay Cao Su 1

Bánh xe Nylon

Bánh xe nâng tay nylon được làm từ loại nhựa có chất lượng cao. Cấu tạo của nhựa giúp cho xe nâng tay di chuyển thuận tiện, nhẹ nhàng trong những môi trường ẩm ướt. Loại bánh xe này có độ bền cao, rất chắc chắn hơn nữa khả năng chịu được tải trọng lớn và đặc biệt không thấm nước. Với cấu tạo như vậy giúp bạn dễ dàng vận hành xe nâng và không làm mài mòn mặt sàn, nền nhà.

Người ta thường sử dụng chúng cho các loại xe nâng tay thấp. Khác với bánh xe nâng PU, bánh xe nylon có đặc tính không bị thấm nước và bong tróc nên được sử dụng rộng rãi trong môi trường ẩm ướt, thường xuyên phải tiếp xúc với nước như kho đông lạnh, kho hải sản, …

Bánh xe nâng tay cao su

Cao su có độ đàn hồi tốt, có khả năng giảm xóc, không gây ảnh hưởng đến bề mặt sàn. Vì vậy loại nguyên liệu này cũng có thể sử dụng làm bánh xe nâng tay. Bên cạnh đó cấu tạo của chúng cho phép di chuyển tốt trên các bề mặt trơn như gạch men nên càng có thể ứng dụng nhiều hơn.

Cũng như bánh xe máy hay xe oto, loại bánh xe nâng tay cao su này sẽ để lại các vết bẩn khi di chuyển. Hơn nữa trong điều kiện có tồn tại xăng hay dầu hoặc các hóa chất thì bánh xe này rất dễ bị bở, gây ảnh hưởng đến thiết bị.

Bánh xe urethane

Cac Loai Banh Xe Nang Tay Cao Su 2

Urethane có độ bền, tính kháng mài mòn, tính kháng tác động môi trường (thời tiết, oxy hóa, ozone) vượt trội so với các loại cao su thông thường. Hơn nữa, PU có khả năng kháng nhiều loại hóa chất vô cơ và hóa chất hữu cơ. 

Sử dụng hợp chất này làm bánh xe sẽ tạo cho xe nâng khả năng di chuyển êm ái, hạn chế tiếng ồn tối đa. Bên cạnh đó, còn có thể tăng khả năng chịu lực và độ bền cho bánh xe. Có thể nói vật liệu này hiện tại rất được ưa chuộng, nhất là trong các thiết bị nâng.

Cách sử dụng tăng tuổi thọ bánh xe nâng

  • Hạn chế sử dụng xe tại những nơi gồ ghề, có nhiều đất đá, gạch sỏi. Vì có thể gây hư hỏng bánh, thậm chí nguy hiểm cho cả người sử dụng.
  • Không nâng quá tải trọng cho phép: mỗi xe nâng đều thiết kế để có thể chịu được những tải trọng nhất định. Nếu nâng quá có thể dẫn đến gãy càng, hư bánh xe, hỏng bơm và nhiều vấn đề khác.
  • Sửa chữa ngay khi vừa bị hư hỏng: Hư hỏng thiết bị có thể dẫn đến rất nhiều hệ lụy. Người dùng cần sửa chữa, thay thế ngay nếu thiết bị gặp vấn đề trục trặc. Nhất định không được tiếp tục dùng nếu đã phát hiện hư hỏng.
  • Bảo dưỡng định kỳ: Bảo dưỡng định kỳ là công việc quan trọng và cần thực hiện đầy đủ. Việc kiểm tra và xem xét xe trước khi sử dụng giúp hạn chế gặp phải các rủi ro và tăng độ bền cho thiết bị.
  • Không để bánh xe ngâm nước quá lâu: vì cấu tạo bánh xe nâng cao su bọc thép vì thế ngâm trong nước sẽ dễ khiến bánh bị tách ra.