♥ Xe nâng không tiến lùi được
¹ Xe nâng không tiến lùi được nguyên nhân do đâu ?
Khi xe nâng điện không chạy tới được hoặc không chạy lùi được hoặc không tiến lùi được, nguyên nhân có thể do tài xế thao tác sai một vài bước an toàn của xe, hoặc nguyên nhân có thể đến từ những hư hỏng tại các bộ phận khác nhau của xe, vấn đề là phải kiểm tra và khoanh vùng bộ phận có vấn đề.
² Các lỗi cơ bản dẫn đến tình trạng xe không chạy tới lui được
-
Cần số (cần gạt) tiến lùi
Cần số xe nâng có 3 nấc F – N – R, thông thường trước khi mở khóa về ON cần số phải được ở vị trí N (vị trí ở giữa), sau khi xe mở khóa khởi động hệ thống xong thì mới gạt cần số về F hay R để điều khiển xe chạy tới hay chạy lùi.
Để kiểm tra cần số còn tốt hay không:
– Tắt khóa -> đưa cần số về F -> mở khóa -> xe sẽ báo lỗi trên màn hình (các xe đời thấp sẽ không báo lỗi) => cần số chế độ F tốt.
– Tắt khóa -> đưa cần số về R -> mở khóa -> xe sẽ báo lỗi trên màn hình (các xe đời thấp sẽ không báo lỗi) => cần số chế độ R tốt.
=> Cần số còn tốt
-
Chân ga
Chân ga ở vị trí không có lực tác động lên nó tạm gọi là vị trí Min, khi ta đạp hết ga tạm gọi là vị trí Max.
Để kiểm tra chân ga còn tốt hay không:
– Tắt khóa -> đạp ga khoãng 30% từ vị trí Min -> mở khóa -> xe sẽ báo lỗi trên màn hình (các xe đời thấp sẽ không báo lỗi) => chân ga tốt.
=> Có một vài dòng xe nâng điện bị lỗi chân ga (Min + 10%), ta có thể sử dụng tạp một thời gian bằng cách, tắt khóa -> đưa cần số về F hoặc N -> mở khóa -> cho cần số về N rồi sử dụng bình thường
-
Công tắc ghế
Công tắc ghế là công tắc an toàn báo hiệu cho xe biết được có tài xế đang ngồi trên xe chưa, tùy vào thiết lặp an toàn xe nâng sẽ hạn chế thao tác khi không có người ngồi lên xe, thông thường khi không có người lên xe, xe nâng điện sẽ cắm tất cả các thao tác chạy, nâng hạ và trợ lực lái (có 1 số xe sẽ báo động bằng còi).
Có 3 mức độ an toàn được thiết lặp khi không có tài xé trên xe mà khóa được ở ON
1. Không chạy, không nâng càng, không hạ càng, không trợ lực lái, còi báo
2. Không chạy, nâng hạ được, có trợ lực lái, không còi báo động
3. Không chạy, nâng được không hạ càng được
=> Dùng đồng hồ đo thông mạch để kiểm tra công tắc này ở dưới yên ghế (công tắc này ở chế độ thường hở, khi có người ngồi lên ghế nó sẽ thông mạch)
-
Thắng tay
Tác dụng chính của phanh tay xe nâng là giữ xe đứng yên, không bị trôi khi dừng đỗ nhất là trên các con dốc. Bên trong thắng tay có một công tắc (thường đống) để báo hiệu cho board điều khiển trung tâm biết thắng đang ở vị trí nào, có một số dòng xe đời thấp khi kéo thắng tay thì vẫn cho cho xe chạy tới lui được => nguyên nhân này dẫn tới việc tài xế mới quên nhả thắng làm xe quá tải chết công suất điều khiển motor chạy.
Do đó các dòng xe đời cao khi thắng tay bị lock sẽ thông cho xe hoạt động tiến lùi được.
=> Kiểm tra xe có đang bị khóa phanh hay không, ta nhìn vào màn hình hiển thị xem chữ P có hiện là xe đang lock thắng tay.
-
Công tắc an toàn
Có một số dòng xe có thêm bộ phận an toàn ở bên chân trái, bộ phận này hay gọi là con cóc, dùng để tạo thêm một chỉ số an toàn nữa khi vận hành xe nâng chạy tới hay chạy lui.
³ Các lỗi nặng cần có kỹ thuật kiểm tra xử lý
-
Kiểm tra bình điện
Acquy bị sụt áp xuống dưới 1,7V/1 hộc lúc có Tải, tương đương:
– bình điện 24V (12 hộc) sụt áp còn 20,4V
– bình điện 48V (24 hộc) sụt áp còn 40,8V
– bình điện 72V (36 hộc) sụt áp còn 61,2V
Khi ắc quy hết điện sụt áp đến mức đỏ (zero) thì board điều khiển trong xe sẽ cấm mọi hoạt động chạy, nâng, lái. Thông thường nếu hết bình thì màn hình sẽ báo mức pin thấp nhất, tài xế dễ dàng nhận biết nhưng bình điện bị chết 1 hộc (chết hở) thì màn hình sẽ báo pin đầy nhưng khi có tải thì lại sụt áp về mức zero.
=> Mở khóa + mở đèn khoa, dùng đồng hồ đo voit đo điện áp từng hộc, nếu hộc nào có áp thấp hoặc cao hơn bất thường so với đa số hộc còn lại thì những hộc đó có vấn đề
-
Kiểm tra rơ le (relay) nguồn tổng
Relay nguồn hay rơ le tổng trong xe nâng điện nó giống như cầu dao tổng hay CP tổng trong gia đình nhà mình vậy, khi có sự cố relay nguồn tổng sẽ không đống (ON) hay đống (ON) rồi lại tắt (OFF) liền.
Thông thời một xe sẽ có 1 rơ le tổng cho phần chạy, phần nâng và trợ lực lái nhưng có nhiều xe thiết kế có rơ le nguồn riêng cho từng bộ phận.
Nếu chỉ có 1 relay nguồn thì 1 trong 3 bộ phận chạy, nâng, lái bị hỏng thì cả 3 đều không hoạt động.
Nếu có relay nguồn riêng lẻ cho từng bộ phận thì khi hư hỏng bộ phận nào đó thì những bộ phận còn lại vẫn hoạt động bình thường.
-
Kiểm tra rơ le tới lui
Hiện nay đa phần xe nâng điện sử dụng động cơ điện AC, để duy chuyển xe chạy tới hay chạy lùi thì board inverter sẽ đảo 2 trong 3 pha U V W.
Một số dòng xe đời trước sử dụng động cơ điện DC nên để đổi chiều quay của động cơ cần có cặp relay 4 tiếp điểm để đảo chiều điện áp âm, dương vào motor.
=> Thông thường cặp relay này bị hỏng sẽ làm cho xe không duy chuyển được hoặc xe chỉ chạy 1 chiều tiến hoặc chiều lùi.
-
Kiểm tra motor chạy
– Motor DC thì kiểm tra than bằng quan sát và dùng đồng hồ đo thông mạch.
– Motor AC thì kiểm tra thông mạch và đo chạm vỏ
-
Kiểm tra công suất (FET) điều khiển motor chạy
Công suất chạy hay thường gọi là FET, chỉ cần 1 hoặc 2 con FET cấp dòng tối đa 600A là có thể điều khiển tốc độ quay nhanh hay chậm ở motor DC, đối với motor AC thì phải cần ít nhất 6 con FET phối hợp nhịp nhàng nên được gọi là bộ inverter.
Một con Fet nôm na xem nó giống như 1 cái vòi nước, bình thường thì nó được khóa lại (G=0) không cho dòng điện chạy từ C qua E.
Fet có 4 trạng thái chết:
1- G=1 vấn không có dòng điện từ C qua E
2- G=0 hay G=1 thì vẫn có dòng điện từ C qua E (dùng đồng hồ điện đo thông mạch)
3- G thông với C thì kiểm tra board khiển trước khi thay Fet mới.
4- G thông với E thì thay Fet mới vào bình thường.
-
Kiểm tra bo (board) điều khiển
♥♥ Xe nâng không nâng hạ được
¹ Xe nâng không nâng hạ càng được là do đâu ?
Xin lỗi mọi người Web đang trong giai đoạn xây dựng
♥♥♥ Xe nâng không trợ lực lái
¹ Tại sao xe nâng mất trợ lực lái ?
Xin lỗi mọi người Web đang trong giai đoạn xây dựng
Những điều cần làm khi xe nâng bị hư hỏng
Những điều cần làm khi xe nâng điện bị hư hỏng
Xin lỗi mọi người Web đang trong giai đoạn xây dựng
Những điều cần làm khi xe nâng dầu bị hư hỏng
Xin lỗi mọi người Web đang trong giai đoạn xây dựng
Những việc cần làm trước khi gọi cho đơn vị dịch vụ sửa chữa xe nâng
Xin lỗi mọi người Web đang trong giai đoạn xây dựng
Nên cân nhắc chỉ gọi cho một nhà thầu cũ hay gọi thêm vài đơn vị khác để so sánh giá
Xin lỗi mọi người Web đang trong giai đoạn xây dựng
Đối với xe nâng điện của thương hiệu Nhật Bản nên thay phụ tùng mới 100% hay thay hàng đã qua sử dụng ?
Xin lỗi mọi người Web đang trong giai đoạn xây dựng
Chọn thời gian bảo hành 3 tháng, 6 tháng hay 12 tháng sau khi sửa chữa xe nâng xong ?
Xin lỗi mọi người Web đang trong giai đoạn xây dựng
Sửa xe nâng điện
Bạn thân mến!
“Sửa chữa xe nâng điện” là cụm từ mà Cường tin chắc là không có một cá nhân hay doanh nghiệp nào đang sở hữu một chiếc xe nâng điện muốn nhắc đến, phải không nào?
Nhưng ông bà mình vẫn thường bảo:”Chạy trời cũng không khỏi nắng!” mà, cái gì đến rồi nó cũng sẽ đến.
Dù bạn đang sở hữu một chiếc xe mới 100% hay một xe đã qua sử dụng, thì qua thời gian xe cũng sẽ gặp một vài trục trặc nho nhỏ về kỹ thuật. Có nhiều lí do đễ dẫn đến các vấn đề, đơn giản nhất như đến kỳ bảo dưỡng, một vài vật tư trong xe cần phải được thay thế mới. Hoặc do trong quá trình sử dụng xe, các phụ tùng bị hao mòn theo thời gian, ảnh hưởng đến hoạt động vận hành xe. Và đôi khi do chúng ta sử dụng xe nâng không đúng cách cũng dẫn đến hư hỏng xe nữa đó bạn.
Nên nếu một ngày không đẹp trời nào đó, xe nâng điện của bạn bỗng nhiên không muốn làm việc nữa, thì bạn cũng đừng lo lắng quá nhé! Khó khăn bạn đang gặp, anh Ba hàng xóm cũng đã từng gặp và Anh Tư đầu ngõ cũng có thể đã trải qua. Vấn đề bây giờ là bạn cần kiểm tra bệnh của xe và tìm cách chữa bệnh cho bạn ấy thôi!
Trong bài viết này, Cường sẽ trình bày với bạn về công việc sửa chữa xe nâng điện; các biểu hiện mà các bạn thường gặp khi xe nâng bị hư hỏng và hướng xử lý; các lỗi thường gặp ở xe nâng điện và cả quy trình phục hồi – bảo dưỡng bình ắc quy nhé!
Nhưng trước khi vào phần chính của bài viết, Cường mời bạn xem qua phần giới thiệu của Cường về CÁC BỘ PHẬN QUAN TRỌNG CỦA XE NÂNG ĐIỆN VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC BỘ PHẬN NÀY. Các thông tin này sẽ giúp bạn hiểu hơn về xe nâng điện và cũng sẽ giúp bạn nắm rõ hơn những thông tin mà Cường sẽ trình bày ở phần SỬA CHỮA XE NÂNG ĐIỆN.
Cường mời bạn cùng theo dõi nhé!
I. CÁC BỘ PHẬN QUAN TRỌNG CỦA XE NÂNG ĐIỆN:
- Bộ phận chạy
- Hệ thống điều khiển + hệ thống dây điều khiển + dây điện động lực
- Bộ phận truyền động
- Bộ phận chuyển động
- Hệ thống an toàn
- Bộ phận nâng hạ
- Bộ phận lái
- Bộ phận cung cấp năng lượng(bình điện)
II. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC BỘ PHẬN QUAN TRỌNG CỦA XE NÂNG ĐIỆN
III. SỬA CHỮA XE NÂNG ĐIỆN:
- Những biểu hiện hư hỏng thường gặp ở xe nâng điện:
- Các lỗi thường gặp ở xe nâng điện và bảng mã lỗi:
- Cách xử lý sơ bộ khi xe nâng điện bị sự cố hư hỏng:
- Hướng xử lý khi xe nâng điện bị mất nguồn hoàn toàn:
– Bước 1: Kiểm tra tình trạng của giắc cắm bình điện nối với xe xem có hoạt động bình thường không? Bạn làm theo hướng dẫn sau của Cường:
TẮT KHÓA=>RÚT GIẮC CẮM RA=>ĐỢI 30S=>CẮM GIẮC BÌNH ĐIỆN VÀO XE TRỞ LẠI=>MỞ KHÓA XE.
Nếu xe trở lại bình thường thì tốt, nếu không thì bạn chuyển sang bước 2 nhé!
– Bước 2: Kiểm tra cầu chì nguồn của board điều khiển.
Từng loại xe, từng đời xe khác nhau có vị trí cầu chì khác nhau, tựu chung thì cầu chì xe nâng điện có thông số khoảng 10A đến 15A.
Nếu cầu chì xe nâng điện của bạn bị đứt thì tìm 1 cầu chì khác có thông số nhỏ hơn 20% để lắp thử, nếu xe chạy tốt thì hãy thay 1 cầu chì có thông số tương tự như cũ vào. Còn nếu thay cái có thông số nhỏ hơn vào mà vẫn bị đứt tiếp, thì bạn nên tìm đến đơn vị sửa chữa.
- Hướng xử lý khi xe nâng không tiến hoặc lùi:
Với sự cố này sẽ có 2 trường hợp: đó là màn hình xe nâng điện không hiển thị mã lỗi và màn hình xe nâng điện có hiển thị mã lỗi.
– Màn hình không hiển thị mã lỗi:
Hiện tại trên thị trường có một số dòng xe trên màn hình có hiển thị mũi tên cho biết tình trạng xe đang ở số tiến hay lùi và một số dòng xe không hiển thị mũi tên, nên chúng ta sẽ chia làm 2 trường hợp để kiểm tra:
+ Trường hợp 1: Các dòng xe trên màn hình có hiển thị mũi tên thể hiện tình trạng xe đang ở số tới hay lui.
*Nếu màn hình không hiển thị mũi tên tiến hoặc lùi thì bạn cần kiểm tra cần số, khả năng nhiều là cần số tới lui có vấn đề.
*Nếu màn hình vẫn hiển thị mũi tên thể hiện số tiền lui nhưng xe vẫn đứng yên thì có khả năng xe bị lỗi một cảm biến an toàn nào đó.
+Trường hợp 2: đối với các dòng xe mà màn hình không hiển thị tình trạng số đang tiến hoặc lùi.
*Bạn kiểm tra cần số bằng cách vô số cho xe tới hoặc lui, rồi mở khóa xem trên màn hình có báo lỗi không? Nếu có báo lỗi là cần số hoạt động tốt, nếu không báo lỗi là cần số có vấn đề, cần kiểm tra lại.
*Bạn kiểm tra lại bộ ga bằng cách đạp ga trước rồi mở khóa, xem trên màn hình có báo lỗi không? Nếu có báo lỗi thì chân ga còn hoạt động tốt, nếu không báo lỗi là bộ ga có vấn đề, cần kiểm tra lại.
– Màn hình có hiển thị mã lỗi.
Các nhà sản xuất xe nâng điện đều cho ra bảng hệ thống ký hiệu mã lỗi riêng cho sản phẩm của mình. Các mã lỗi hiển thị trên màn hình sẽ là nguyên nhân gây ra sự cố, làm xe nâng không thể tiến hoặc lui.
Chẳng hạn như xe nâng điện Komatsu sẽ có bảng mã lỗi: E-20, E-19, E-11, 5011, 5012, ALA-5208, ERR-5220, E04, E05, E19, 5, 28, 35, 88 và xe nâng điện Toyota sẽ hiển thị bảng mã lỗi: E8, A5, AD-1, AD-5, E0, E1, C0C1, C1-1, C1-2, A6-2, FE-1, CB-1, 72-1, F0, C0.
Ý nghĩa của từng mã lỗi và cách khắc phục lỗi được các nhà sản xuất trình bày rõ trong các tài liệu hướng dẫn sửa chữa xe nâng của các nhà sản xuất. Do vấn đề bản quyền nên Cường không tiện trình bày ở đây với các bạn. Trong trường hợp này bạn cần đến các đơn vị sửa chữa xe nâng điện hỗ trợ.
- Sửa chữa bình điện xe nâng:
- Nhu cầu về xe nâng điện, xin bạn vui lòng liên hệ với XE NÂNG VIỆT CƯỜNG:
-
TÔI VÀ CÁI DUYÊN VỚI NGHỀ SỬA BOARD ĐIỀU KHIỂN XE NÂNG ĐIỆN
Tôi đến với nghề sửa chữa board mạch xe nâng điện từ đầu những năm 2008 sau khi đã tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Điện và Điện tử viễn thông. Thực ra từ những ngày đầu chân ướt chân ráo thì trong tâm tôi đã ấp ủ một niềm đam mê khác, không phải là về xe nâng điện. Chuyện là sau khi kết thúc 5 năm dài học tập ở trường Đại học tôi được nhận vào làm ở một công ty chuyên về thiết kế board mạch và lập trình phần mềm vi xử lý 8051, PIC, AVR. Công việc thực tế sau những năm mày mò lý thuyết ở trường này đã thực sự lôi cuốn tôi và sau hơn hai năm làm việc ở đây tôi muốn có một cơ hội được mở rộng thêm kiến thức thực tế để nghiên cứu chuyên sâu và phát triển hơn cho công việc thiết kế và lập trình vi điều khiển của cá nhân mình nên tôi đã xin vào làm việc ở một công ty chuyên về xe nâng điện. Vị trí của tôi năm ấy ở công ty mới là nhân viên kỹ thuật chuyên về sửa chữa board mạch điều khiển xe nâng. Ý định của tôi là muốn lưu lại công ty xe nâng này trong hai năm để học hỏi thêm về board động lực, board inverter phục vụ cho công việc thiết kế nhưng không ngờ đó là cái duyên gắn bó tôi với xe nâng điện cho đến tận hôm nay. Bởi người ta thường nói:”Việc chọn người!”. Ban đầu là tôi đã chọn việc nhưng sau cùng thì việc đã thực sự chọn tôi.
-
TÂM TÌNH CỦA NGƯỜI THỢ SỬA BOARD MẠCH XE NÂNG ĐIỆN
13 năm gắn bó với nghề sửa board mạch xe nâng điện, tôi đã cùng với anh em trong đội trải qua không ít những câu chuyện vui buồn. Chúng tôi hiểu rằng công việc nào cũng sẽ có những khó khăn riêng của nó, nhưng sau tất cả thì niềm vui khi hoàn thành những ca bệnh khó là động lực giúp anh em chúng tôi kiên trì, không từ bỏ.
Cái khó cho người thợ sửa board mạch xe nâng điện chính là không có sơ đồ mạch. Các công ty sản xuất xe nâng điện vì để đảm bảo cho uy tín thương hiệu mà tuyệt đối không cung cấp sơ đồ mạch ra bên ngoài. Họ không muốn sản phẩm của mình bị động chạm bởi các kỹ thuật ngoài hãng sau khi đã hết thời gian bảo hành lại bị hư hỏng. Có nhiều nguyên nhân sâu xa bên trong nhưng lí do lớn nhất là họ không tin tưởng vào tay nghề của các kỹ thuật viên bên ngoài không được đào tạo bài bản, lo sợ xe nâng điện sau khi được sửa chữa board sẽ không bảo đảm được tính an toàn như ban đầu.
Yêu cầu của các công ty sản xuất xe nâng điện là khi board mạch bị hư thì phải thay luôn cái mới chứ không sửa chữa. Nhưng giá của một board mới là không hề rẻ trong khi xe nâng điện đã quá cũ, bỏ một số tiền lớn để thay board thiệt là không hợp lý.
Chính vì vậy mà khách hàng phải tìm đến các dịch vụ sửa chữa board điều khiển xe nâng điện. Khi thị trường xe nâng điện đã qua sử dụng trở nên phát triển ở Việt Nam thì các dịch vụ sửa chữa xe nâng điện cũng phát triển theo, trong đó có sửa chữa board mạch xe nâng điện. Các công ty sửa xe nâng điện ra đời ngày một nhiều, đồng đội gọi vui là như nấm sau mưa. Dịch vụ thì nhiều nhưng sơ đồ mạch không có. Người thợ phải tự mò mẫm bằng những kiến thức đã được học ở trường hoặc bằng kinh nghiệm đã trải qua ở những công ty xe nâng trước. Và trong thực tế thì lượng thợ có thể đọc được sơ đồ mạch để hiểu được nguyên nhân hư, sửa tận gốc là không nhiều. Đa phần các thợ ngày nay đều thay board cũ khác để ăn may, hư cái nào thì thay cái đó. Thị trường giá cả cũng từ đó mà loạn lên. Cùng một loại board mà giá cả có thể chênh nhau đến chục triệu, thiệt buồn hết sức!
-
CƯỜNG BOARD VÀ XE NÂNG VIỆT CƯỜNG
13 năm găn bó với nghề, anh em trong giới đã thân thiết tặng tôi “nghệ danh” là Cường Board. Những chuyến đi vội vã trong đêm để đến nơi kịp trời sáng: Đà Nẵng, Nha Trang, Tiền Giang, Cần Thơ… Tôi đi vì những nơi đó có anh em đang cần, những ca bệnh khó của board mạch xe nâng điện đang chờ tôi chẩn bệnh.
Sau hơn một thập niên năm rong ruổi khắp nơi cùng đồng đội, ngày 18/1/2018 Xe Nâng Việt Cường chính thức ra đời, trở thành mái nhà chung cho cả đội. Là doanh nghiệp chyên mua bán và sửa chữa xe nâng điện, xe nâng điện đã qua sử dụng cùng các loại phụ tùng xe nâng. Tất nhiên ở Xe Nâng Việt Cường sẽ không thể thiếu dịch vụ sửa chữa xe nâng điện vì đây chính là con đường dẫn Cường đến với cái duyên của nghề. Với thâm niên hơn 10 năm, Việt Cường Forklifts đã kinh qua nhiều dòng xe nâng điện, trong đó có một vài dòng xe được đụng nhiều nhất ở Việt Nam như:
- Xe nâng điện Komatsu
- Xe nâng điện Toyota
- Xe nâng điện TCM
- Xe nâng điện Nichiyu
- Xe nâng điện Nissan
- Xe nâng điện Shinko
- Xe nâng điện Sumitomo
- Xe nâng điện BT
- Xe nâng điện Linde
Công ty với trụ sở chính được đặt tại Bình Dương, nơi tập trung nhiều nhà máy sản xuất và cũng là trung tâm kho vận của các tập đoàn lớn ở Việt Nam và thế giới. Nhà xưởng của công ty tọa lạc ở Quận Thủ Đức, trên trục đường Quốc lộ 1A, thuận tiện cho việc giao thông, liên lạc.
3 năm là một khoảng thời gian không quá ngắn nhưng cũng đủ dài để Xe nâng Việt Cường tạo được sự tin tưởng nơi khách hàng. Từ ngày đầu thành lập với một phòng làm việc đơn sơ, nhà xưởng chật hẹp… Đến nay, qua ba năm phát triển, Xe nâng Việt Cường đã có cơ sở khang trang, hệ thống kho xưởng rộng rãi với đa dạng chủng loại xe, phụ tùng xe… Cùng với đội ngũ nhân viên nhiệt tình và chuyên nghiệp, Xe Nâng Việt Cường đã mang đến cho quý khách hàng dịch vụ mua bán, cho thuê và sửa chữa xe nâng hàng tốt và nhanh chóng nhất với giá cả hợp lý và chế độ bảo hành phù hợp.
Trong 5 năm tới, Xe nâng Việt Cường sẽ là một đơn vị cung cấp xe nâng điện(mua bán và cho thuê) – phụ tùng xe nâng điện – sửa chữa và bảo trì xe nâng điện chất lượng và uy tín nhất với hệ thống chi nhánh được mở rộng sang các tỉnh miền Tây và miền Trung. Đó chính là mục tiêu của Xe nâng Việt Cường hiện nay.
Sứ mệnh mà Xe nâng Việt Cường theo đuổi đó là mang đến cho khách hàng những sản phẩm xe nâng điện và dịch vụ sửa chữa bảo trì xe nâng điện tốt nhất.
Nhân lực là yếu tố quyết định cho sự thành công doanh nghiệp. VCF(Viet Cuong Forrklifts) hiểu rõ điều đó nên luôn chú trọng vào khâu đào tạo và tuyển dụng nhằm mang đến cho công ty nguồn nhân lực chất lượng cao, chuyên nghiệp, tận tâm và trách nhiệm.
Với quan niệm rằng:”Chúng tôi không bán sản phẩm, chúng tôi đang bán niềm tin!” Xe Nâng Việt Cường luôn đặt NIỀM TIN – UY TÍN – CHẤT LƯỢNG lên yếu tố hàng đầu trong kinh doanh. Với định hướng kinh doanh này, chúng tôi mong nhận được nhiều sự hợp tác và hỗ trợ từ tất cả quý khách hàng gần xa.
-
CÁI DUYÊN TRONG ĐỜI
Bạn biết không, mỗi hãng xe và đời xe đều có những ưu và nhược điểm riêng của họ. Không có hãng nào, xe nào là tốt nhất cả. Mỗi một hãng xe đều có thế mạnh riêng đủ để họ tồn tại và một nhược điểm để họ không thể là hãng thống lĩnh thị trường. Vì thế đôi lúc chúng ta mua một chiếc xe nâng điện về và cảm thấy nó thật tốt, như vậy âu cũng là ta đã có duyên với nó. Cũng như một người thợ có thể sửa tốt một loại xe nào đó cũng là vì họ có duyên được làm việc với nó nhiều lần trong đời, kinh nghiệm qua tháng năm mà tích lũy được.
Và trên thị trường có biết bao dịch vụ sửa chữa board mạch xe nâng điện nhưng hôm nay bạn đã ở đây cùng Việt Cường Forklifts để đọc bài viết này thì quả thật cũng là một cái duyên. Đã có duyên xin đừng ngại gặp. Nếu có vấn đề về board điều khiển xe nâng điện xin hãy gọi cho chúng tôi. Bạn trao cho chúng tôi cơ hội phục vụ, chúng tôi sẽ trao bạn cả niềm tin!